Một bản thiết kế hoàn chỉnh không phải chỉ đẹp ở trên máy tính, mà nó cũng cần phải thật sự thu hút, hoàn hảo khi xuất thành sản phẩm đưa tới khách hàng hoặc người xem. Sự chỉn chu trong quá trình sáng tạo buộc các designer phải thật sự nghiệm túc trong quá trình in ấn sản phẩm mình tạo ra. Một vài chia sẻ về những lưu ý được tổng hợp dưới đây sẽ giúp cung cấp thêm phần nào kiến thức cho các bạn thiết kế khi quyết định xuất bản đứa con tinh thần mình.
Trước khi bắt tay vào in ấn hãy đảm bảo bạn đã sẵn sàng.
Điều kiên tiên quyết và quan trọng xảy đến ngay từ khi nhận được yêu cầu thiết kế đó là cần có kế hoạch. Chúng ta cần phải lên kế hoạch thật chi tiết cho công việc, việc xuất phim, phơi bản, in và thành phẩm sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian. Chúng ta nên chú ý, các máy in đều làm việc với một lịch dày đặc, các tờ in phải có thời gian đẻ khô và nếu chế bản không may gặp sự cố, nó phải mất rất nhiều thời gian để mọi việc trở lại trật tự như lúc đầu.
Để cho sản phẩm đạt được hiệu quả cao nhất, hãy chắc chắn rằng bạn am hiểu hầu hết những nguyên liệu để tạo ra nó như loại giấy in, kiểu in.
Trên thị trường hiện nay để dùng cho in ấn thì có những chất liệu giấy sau:
- Giấy Fort: Loại giấy này rất thông dụng và phổ biến nhất là giấp A4 trong các photo. Định lượng thường là 70 - 80 - 90g/m2...Loại giấy Fort này có bề mặt nhám, bám mực tốt, thường được sử dụng để làm bao thư, hoá đơn, sổ, vở,..
- Giấy Bristol: Đây là loại giấy có bề mặt hơi bóng, mịn, bám mực tốt vừa phải, thường được sử dụng để in hộp xà phòng, mỹ phẩm, dược phẩm, danh thiếp, tờ rơi, thiệp, poster... Định lượng của giấy 230 - 350g/m2.
- Giấy lvory: Đây là loại giấy cũng tương tự như Bristol nhưng chỉ có một mặt láng, mặt còn lại thì sần sùi thường nằm ở mặt bên trong sản phẩm.
- Giấy Couche: Đây là loại giấy thường có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mặt và sáng. Dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalogue, poster, brochure... Định lượng: 90-300g/m2.
- Giấy Duplex: Có bề mặt trắng và lắng tương tự như Bristol, mặt kia thường sẵm như giấy bồi. Loại giấy này thường được dùng để in các hộp sản phẩm kích thước khá lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì có định lượng trên 300g/m2.
Ngoài ra còn có các loại giấy mỹ thuật, cán gân, dát vàng, bạc, các loại giấy than, giấy carton và nhiều loại khác nữa được sử dụng trong in ấn.
Các kiểu in ấn thông dụng hiện nay.
Hiện tại đang có 6 loại in ấn thông dụng sau:
- In Typo: Hiện tại thì đây là kiểu in không còn được phổ biến nữa vì lý do là năng suất thấp.
- In Flexo: Đây là phương pháp in được sử dụng rộng rãi để in các loại sản phẩm như nhãn decal, bao bì hoặc thùng carton.
- In ống đồng: Đây là phương pháp sử dụng để in cá loại bao bì mềm dạng màng (Bao ny-lông, bao đựng bánh kẹo,...). Đây là kiểu in có chất lượng khá tốt với tốc độ in nhanh, nhưng chi phí khá cao.
- In lụa: Đây là hình thức in thủ công dành cho các sản phẩm như danh thiếp, bao bì, vải, quần áo,... Chất lượng in thấp, tốc độ chậm (200 sản phẩm/ giờ/ 1 màu) chi phí in thấp.
- In offset (truyền qua): đây là phương pháp in có chất lượng in ấn rất tốt, tốc độ in rất nhanh (5000 tờ A0/giờ), giá thành thấp thích hợp với số lượng in lớn phù hợp để in các sản phẩm như sách báo, bao bì giấy, thiếc.
- In phun: Dùng để in quảng cáo trên các loại giấy, nhựa chuyên dùng (Hiflex). Giá thành phương pháp in này khá cao thích hợp để in quảng cáo, số lượng in thấp.
Mỗi loại ấn phẩm sẽ phù hợp với lại phương pháp in khác nhau, hãy lưu ý để tìm được phương phá phù hợp nhé!